Cây nến nhật được xem là đơn vị cơ sở để xác định tương đối tình hình đã xảy ra trong 1 khung thời gian quy định theo người phân tích. Tuy nhiên để xác định diễn biến của 1 quá trình phục vụ phân tích và dự báo, người ta luôn cần xem xét nhiều cây nến mới có thể đọc được sự dịch chuyển và xu hướng. Có nhiều cách đặt vấn đề tùy theo chuyên gia, ZonFin tư duy như sau về việc phân tích đối tượng giá:

1. Diễn biến hẹp ở các khung thời điểm:
+ Thể hiện qua kết quả hoàn thành của cây nến, với khoảng thời gian quan sát ngắn, có thể xem là kết quả tức thời.
+ Các tham số hình thành nên cây nến có thể đưa ra được phân tích sơ bộ diễn biến của thị trường tại thời điểm đó.

2. Diễn biến tiến trình:
+ Thể hiện qua các cây nến đứng gần nhau theo tuần tự, sự biến chuyển trạng thái của các thời điểm nhỏ liền nhau có thể hình đối tượng tiến trình, được gọi là bộ cây nến.

3. Sự xếp chồng cây nến nhật và bộ nến nhật:
+ Nhiều cây nến liền nhau hình thành bộ nến
+ Mỗi cây nến cũng được hình thành từ nhiều cây nến nhỏ đứng liền nhau nên cũng được xem là 1 tiến trình.

4. Giá trị thông tin mang tính tương đối tùy theo cách nhìn nhận và phân tích của chuyên gia. Với mỗi bộ thông tin nhận được, luôn nên được nhìn ở 3 hệ quy chiếu:
+ Là kết quả của 1 tiến trình: Do vậy cần phân tích được các thông tin bên trong tiến trình đó bằng bộ các cây nến nhỏ hơn hình thành lên nó.
+ Là kết quả đơn vị để hình thành 1 tiến trình lớn hơn.
+ Xem xét tương quan của kết quả này trong tiến trình lớn nhằm xác nhận kết quả hiện trạng của tiến trình lớn, từ đó có thể đưa ra dự báo các tình huống có thể xảy ra trong tương lai của tiến trình lớn.